POST ITEM

QUY TRÌNH BÁO GIÁ, VAI TRÒ & LỢI ÍCH

QUY TRÌNH BÁO GIÁ ❤️👌👌

Tại sao Doanh nghiệp cần phải thiết lập QT báo giá? Khi nào là cần thiết?

Giá thành là một trong những giá trị sản phẩm / dịch vụ mà Doanh nghiệp cần thực hiện khi kinh doanh sản xuất tạo ra doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng cho Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách hàng, giá trị lợi nhuận đảm bảo vận hành bộ máy và tích luỹ tài sản, sự tái đầu tư của DN.

Tuỳ vào quy mô và loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp giá thành sản phẩm sẽ được public công khai / hạn chế các chính sách đối với Khách hàng/ Nhà phân phối và đại lý. Khả năng hạn chế đảm bảo sự cạnh tranh thị trường, bảo mật thông tin và giá trị của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cho Khách hàng đầu cuối.

Vậy sự thiết lập Quy trình báo giá có cần thiết không?

Không cần thiết: Đối với các dịch vụ bán lẻ, giá công khai, niêm yết trên toàn hệ thống, nhiều nơi và nhiều địa điểm khác nhau đồng giá: Ví dụ: tại siêu thị, cây xăng,.. Việc thực hiện giao dịch khi khách hàng lựa chọn sản phẩm & thực hiện thanh toán, thời gian thực hiện nhanh chóng không tiêu tốn quá nhiều nguồn lực trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Rất cần thiết: Đối với Doanh nghiệp sản xuất/ kinh doanh dịch vụ chủng loại sản phẩm đa dạng, nhiều đối tượng khách hàng, cơ cấu giá thành phức tạp và có thể có nhiều thông số đầu vào để thiết lập nên cơ cấu giá. Ví dụ: Dịch vụ tư vấn, đào tạo, dịch vụ thiết kế, dịch vụ thiết kế âm thanh ánh sáng, dịch vụ thi công công trình,… đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành viên trong hệ thống Doanh nghiệp tham gia vào quá trình báo giá đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn khác nhau trong tổ chức, cụ thể:

VAI TRÒ NGƯỜI THỰC HIỆN:

Người trực tiếp tiếp xúc và nắm bắt nhu cầu của Khách hàng? Khách hàng họ cần gì? Sự khó khăn của họ là gì? Giải pháp nào giúp họ?.. Từ đó người thực hiện sẽ căn cứ vào chính sách, công thức tính giá đã được Công ty phê duyệt thiết lập báo giá. Báo giá cần đảm bảo:

  • Tên Doanh nghiệp đầy đủ như giấy phép ĐKKD.
  • Họ và tên người đại diện và người nhận báo giá.
  • Địa chỉ, email, điện thoại, website.
  • Sản phẩm/ dịch vụ Khách hàng cần là gì? Đảm bảo không bị sai, thiếu, sót điều này thể hiện sự lắng nghe của DN với Khách hàng có đầy đủ thông tin hay không? Khách hàng sẽ đánh giá và sự thành công được tính điểm ngay từ lúc tiếp xúc cho đến khi gửi báo giá. Rất quan trọng!
  • Quyền lợi và chính sách ưu đãi gì áp dụng cho kHách hàng? Phải nói rõ trên báo giá!
  • Thời gian báo giá có giá trị đến khi nào?
  • Thông tin logo DN, điện thoại, email, hotline,… Phải thể hiện đầy đủ trên báo giá.
  • Cách format mẫu báo giá: Ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, font chữ đồng bộ, màu sắc hài hoà,… Thể hiện sự chuyên nghiệp của Doanh nghiệp. Điều này dễ thấy rõ nhất đối với các DN đã làm hệ thống, quy trình.
  • Thông tin nhanh chóng, kịp thời bảng giá đến Khách hàng?
  • Giải thích và lắng nghe các ý kiến trao đổi của Khách hàng về giá??
  • Hỗ trợ, chăm sóc Khách hàng tiềm năng cho đến khi bảng giá được xem xét và phê duyệt.

VAI TRÒ NGƯỜI QUẢN LÝ:

  • Hỗ trợ, thúc đẩy quá trình ra bảng giá phù hợp đảm bảo quyền lợi giữa các bên: Doanh nghiệp và Khách hàng.
  • Ghi nhận thông tin Khách hàng vào hệ thống.
  • Đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên kinh doanh với nhau & quyền lợi của các bên tham gia.
  • Tránh sai sót tối kỵ là 01 khách hàng được 02 nhân viên thực hiện báo giá. Điều này rất nhiều DN gặp phải khi không có hệ thống và công cụ quản trị.
  • Xem xét, phê duyệt tính hiệu lực của báo giá.
  • Ghi nhận doanh số, doanh thu theo team, theo cá nhân đảm bảo sự ghi nhận công bằng.
  • Hỗ trợ các chính sách theo vai trò của người quản lý mang lại giá trị cộng thêm cho Khách hàng như các chính sách ưu đãi từ cấp quản lý,..
  • Ghi nhận lịch sử xem xét, phê duyệt báo giá Khách hàng (lần 1, lần 2, lần 3,..)
  • Phân loại sản phẩm / dịch vụ, nhóm sản phẩm dịch vụ trọng yếu.

VAI TRÒ NHÀ LÃNH ĐẠO:

  • Xem xét, phê duyệt và ban hành báo giá kịp thời.
  • Phân quyền, trao quyền phê duyệt cho các cấp phù hợp.
  • Xem xét, ban hành và cải tiến các chính sách giá, chính sách bán hàng kịp thời.
  • Xem xét, phê duyệt, khen thưởng, kỷ luật tạo động lực và kỷ cương cho Doanh nghiệp.
  • Tạo ra môi trường công bằng, minh bạch, công khai gia tăng giá trị và sự nổ lực của Team, khu vực, cá nhân,..
  • Cập nhật, điều chỉnh chiến lược, tầm nhìn và sự phát triển thị trường, sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở số liệu kinh doanh.
  • Phát triển sản phẩm dịch vụ cộng thêm.
  • Ban hành các chính sách và quyền lợi cho Khách hàng nhằm duy trì sự gắn kết dài lâu.
  • & Đừng để thắt nút cổ chai nằm ở vai trò lãnh đạo.

Tuan HP (Mr.)

CEO iSYSTEM, Lead Auditor.

#isystem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *